Header Ads

ĐĂNG KÝ SV388

Những dạng bệnh thường gặp ở gà

Đa phần các bệnh ở gà thường có triệu chứng khá giống nhau gây nhầm lẫn đối với người nuôi. Vì thế, hãy cùng  tìm hiểu những triệu chứng của một số bệnh trong các bệnh thường gặp nhất ở gà chọi, gà thịt… Để có được một phương pháp phòng và điều trị.
cac-loai-benh-thuong-gap-o-ga
Bệnh cúm gà
Là một trong 50 bệnh thường gặp ở gà và cũng là một bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan rất nhanh. Nguyên nhân gây bệnh là do virus Avian Influenza thuộc nhóm ARN có vỏ bọc là lipid gây ra. Triệu chứng của bệnh được thay đổi theo từng thể khác nhau. Bệnh cúm gia cầm có thể lâm sàng. Nếu mắc bệnh ở thể này thì gà có tỷ lệ tử vong là 100%. Gà non mắc bệnh ở thể sinh bệnh cao thì cái chết xảy ra rất nhanh mà không hề có dấu hiệu nào. Ở thể này thì tỷ lệ tử vong thường là 50-70%. Triệu chứng thường ở bên trong cơ thể như là viêm túi khí, xáo trộn hô hấp.
Trong các bệnh thường gặp ở gà thì bệnh cúm gà chưa có vacxin điều trị mà chỉ có cách duy nhất là phòng tránh để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh tật. Phòng tránh sẽ theo hai vùng là vùng có dịch và vùng chưa có dịch.
Tiêu hủy hoàn toàn gia cầm mắc bệnh kết hợp với dọn sạch phân và chất độn
Không sử dụng, giết mổ gia cầm mắc bệnh
Sát trùng nơi chôn gia cầm, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển bằng Pividine hoặc antivirus-FMB
Bệnh Newcastle
Đây là bệnh nằm trong tổng số 50 bệnh thường gặp ở gà gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1. Bệnh Newcastle cũng ở 3 thể khác nhau với những triệu chứng đặc trưng theo từng thể.
Thể quá cấp tính: Thể trạng gà yếu, suy sụp, xuất hiện tình trạng bỏ ăn, xù lông, gục đầu. Ở thể này thì gà thường chết sau 24-48 giờ xuất hiện triệu chứng nói trên.
Triệu chứng bệnh Newcastle
Thể cấp tính
Thể cấp tính lại có 3 giai đoạn khác: Giai đoạn xâm lấn: gà bỏ ăn, ủ rũ, uống nhiều nước, sã cánh, mào tím tái hoặc thủy thủng mồng
Giai đoạn phát triển: mũi và mỏ có nhiều dịch nhờn. Gà khò khè, đi ngoài phân lẫn máu, xảy ra tình trạng co giật, liệt cổ, cánh hay ngón chân ở thể nhẹ.
Giai đoạn cuối cùng: gà chết, nếu gà còn sống sót thì để lại di chứng thần kinh như vẹo, liệt hoặc sự bất thường về trứng đối với gà đẻ.
Thể bán cấp tính và mãn tính: Triệu chứng thường ở dạng ẩn với các xáo trộn về hô hấp khiến cho người chăn nuôi rất khó nhận ra. Có thể bị liệt nhẹ nhưng hoàn toàn không có dấu hiệu liên quan đến đường tiêu hóa.
Do không có thuốc đặc trị nên sẽ chủng ngừa cho gà bằng vacxin Newcastle theo 1 liệu trình
Vệ sinh chuồng trại bằng Antivirus – FMB
Bổ sung vitamin A, D, E và điện giải Bcomplex để tăng sức đề kháng, giảm stress
Bệnh Gumboro
Là loại bệnh do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype 1 gây ra ở tất cả các dòng gà với triệu chứng ban đầu thường là:
Cơ thể gà suy nhược, lờ đờ, gà mổ nhau vào hậu môn
Gà bị xù lông, liệt nhẹ
Gà đi ngoài phân lỏng có lẫn máu
Khi giải phẫu, cơ ngực gà bị sầm màu, xuất huyết trên cơ thể, chân khô
cách phòng tránh và chữa: Thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại bằng Pividine
Bổ sung Anti-Gumbo để tăng sức đề kháng bệnh
Cách ly gà bệnh với gà khỏe khi dịch bệnh Gumboro bùng phát.
Bệnh viêm xoang truyền nhiễm
Còn được gọi là bệnh Cozyra ở gà. Là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, không có thể mãn tính. Lây lan nhanh liên quan đến đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Bệnh viêm xoang thường xảy ra ở gà từ 18-35 tuần tuổi. Với con đường lây lan trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe hoặc thông qua thức ăn, nước uống có lẫn dịch nhầy khi gà bệnh ăn rớt xuống.
Triệu chứng: Gà chảy nước mũi, dịch mũi đặc, đục dần và có mùi hôi, mũi tắc thường vẩy vẩy hoặc dùng chân gây mũi,dúi mỏ khiến lông cũng dính dịch
Mắt gà bị viêm kết mạc, mắt sưng, mí khép do thanh dịch đọng lại ở hốc mắt
Gà xù lông, gầy xơ xác
Cách phòng bệnh viêm xoang
Để phòng tránh bệnh nên vệ sinh chuồng trại thường xuyên, đảm bảo ấm áp về ban đêm, thoáng mát về ban ngày. Nếu vận chuyển gà thì nên vận chuyển vào thời điểm mát mẻ. Đồng thời sử dụng thêm vacxin phòng bệnh Nabilis Coryza để tiêm cho gà theo định kỳ
Thuốc trị viêm xoang mũi truyền nhiễm cho gà chính sử dụng kết hợp 2 loại thuốc kháng sinh Streptomycine + Penicilline. Tiêm cho gà từ 2-3 lần mỗi lần cách nhau 72 giờ. Đồng thời phải bổ sung một số loại vitamin cho gà, đặc biệt là vitamin A.
Bệnh sưng chân
Là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi nguyên nhân là do gà đi đá về không được ngâm nước lạnh khiến chân co cứng. Hoặc do do tiếp đất không đúng cách hoặc do chân gà bị thương, sống trong môi trường không đảm bảo dẫn đến việc chân bị lậu đế.
Dùng cao dán hạ sốt để dán quanh chân cho gà
Dùng hỗn hợp nước ấm + phèn chua + muối để cho gà ngâm chân (gà bị lậu đế nhẹ)
Dùng rượu bóp để om bóp chân cho gà.