Header Ads

ĐĂNG KÝ SV388

Cách nuôi dưỡng và chọn gà chọi đá hay

ga-choi-hay
Gà chọi hay
Đã là gà chọi, thì con nào cũng phải biết chọi. Nhưng không phải con gà chọi nào cũng là gà chọi hay. Do đó, các tay chơi mới phải lựa chọn, chọn lựa cách rất kỹ-càng.
Con gà hay, trước hết phải có thân hình cân-đối, mạnh-mẽ và gân-guốc. Con gà chắc-chắn gân-guốc khi nhắc bổng lên, cặp giò không lòi chòi lạng quạng. Cổ gà (gọi là cần) phải có bộ xương cho nhặt và ngắn, mỗi khi sờ tới, gà thụt cổ vào dễ dàng. Mỏ gà phải nhỏ, miệng phải sâu, như vậy nó mới lanh lẹ khi mổ địch-thủ. Chân phải lùn, gà mới có những cái đá chắc và mạnh. Lông gà phải cứng, để nó có sức chịu đựng khi giao-phong.
Qua các nét chính-yếu trên, con gà có thể được chọn. Thêm vào đó, gà còn có dị-tướng hay gà nòi nữa là ‘tuyệt cú mèo’. Gà nòi, tức là con cháu của một con gà hay đã được nổi tiếng trước đây. Những con gà hay mà các tay sành chơi ở nước ta thường nhắc đến là:
Tại miền Nam: Gà Bình Định, gà Bà Rịa, gà Bà Điểm, gà Cao Lãnh, gà Kế Sách (Sóc Trăng) v.v… nhưng đặc biệt nổi tiếng nhất là gà Cao Lãnh và gà Bà Điểm. Gà Cao Lãnh thuộc Đồng Tháp. Giống gà nầy lông nhiều, cựa nhọn, bay đá thật nhanh. Còn giống gà Bà Điểm ở Sai gòn thì lông ít, cựa ngắn, nhưng gan dạ vô cùng.
Ngoài miền Bắc: Giống gà Kim-Liên ở khu-vực phía sau Khâm-thiên thuộc Hà-Nội và gà Vân-Hồ ở phía nam Hà-Nội.
Ngày nay, nhiều tay chơi gà tìm cách lấy giống gà hay bằng cách cho lai nhau. Họ ghép mái Bà Điểm với trống Cao-Lãnh, hoặc gà mái Cao-Lãnh với gà trống Bà Điểm v.v… Sự ghép giống nầy sản-xuất ra loại gà lai có đủ các đức-tính của cả gà cha và gà mẹ.
Nuôi dưỡng và huấn luyện
Có thể nói, nuôi gà chọi là một công-phu và cũng là một nghệ thuật. Công-phu vì chính người nuôi phải chịu nhiều sự tốn kém, phải hy sinh thời giờ, tiền bạc để chăm nom và tẩm-bổ cho nó. Là một nghệ thuật, vì họ cần phải biết các phương pháp, không những là cách chăn nuôi mà còn cách huấn luyện nó nữa.
Nuôi dưỡng
Gà trống chọi, thường trưởng-thành trong vòng 10 tháng và từ thời-gian nầy trở đi, con gà có thể dự những cuộc giao phong được. Tuy nhiên, các cuộc chọi nhau, chỉ nên hạn chế trong khoảng từ tháng chạp đến cuối tháng tư âm lịch mỗi năm mà thôi. Vì sau tháng thứ tư, chúng bắt đầu thay lông. Và do ảnh hưởng của việc thay lông, nên ở giai đoạn nầy, chúng không thể chiến đấu cách bình thường được.
Khi gà đã mọc đủ lông và lông đã cứng cát (đã già), thì chủ nuôi phải sửa-soạn bộ mã cho nó: tỉa bớt lông cổ, lông nách và ngay cả lông ở hậu môn, còn lông đầu thì hớt sạch. Lấy 4 thứ: ngải cứu, nghệ, muối và phèn chua mài chung với nhau trong chút ít nước và rượu đế rồi tẩm vào thân gà.
Nếu gà quá mập thì cách một ngày lại tẩm một lần. Nhờ ‘vô ngải nghệ’ như vậy mà da thịt con gà sẽ săn lại, có sức chống đỡ và chịu đựng được những đòn địch tấn công.
Phải năng tắm rửa sạch sẽ cho gà. Mùa lạnh thì mỗi ngày một lần. Còn mùa nóng, hai hoặc ba lần một ngày. Khi lông đã khô ráo thi ‘vô ngải nghệ’ cho nó. Ở ngoài miền Bắc, mùa đông khi gặp khí tiết quá lạnh lẽo, người ta sẽ không tắm, vì sợ gà bị bệnh sưng phổi. Có người dùng xác trà Huế hoặc nước lá ổi mà tắm cho nó.
Lúa cho gà ăn, nước cho gà uống phải được sạch sẽ. Nó lại còn phải được, nói theo danh từ nhà nghề, ‘quần sương’ và ‘quần nắng’ nữa. Nghĩa là chủ nuôi phải đem gà phơi sương đêm, phơi nắng ngày để nó hấp-thụ khí thiên-nhiên của trời đất, chịu đựng được sự thay đổi của thời tiết. Vả lại, với sự quần sương quần nắng đó, mã gà lại trông được tươi tốt hơn.
Sau mỗi lần đá độ xong, dù gà ‘ăn độ’ tức đá thắng cuộc hay gà ‘thua vớt’ (tức gà đã từng ăn độ, nhưng nay rủi bị thương, đứng không vững, chủ bồng ra khỏi đấu trường đem về nuôi lại, thì gọi là gà thua vớt) cũng phải được săn sóc ngay.
Trước hết là ‘vỗ hen’ cho nó. Người chủ bồng con gà lên, kẹp chặt nó vào bên hông. Rồi lấy tay nắm đầu gà, dùng ngón trỏ béc lớn mỏ ra. Tay kia cầm khăn sạch có thấm nước, bóp cho nước chảy vào họng gà, rồi ghì đầu nó chúc xuống. Xong, bỏ khăn ra, dùng tay ấy vỗ bì-bạch vào họng gà.
Bao nhiêu nhớt, đàm, dãi, lông, cát trong họng nó sẽ nhểu ra lòng thòng. Khi hết nhểu là họng gà đã sạch thì thôi vỗ. Đoạn lấy một lá trầu tươi, vò nhầu nát, trộn với một cục muối ăn, viên lại nhỏ độ bằng đầu ngón tay út, nhét vào họng cho nó nuốt xuống bọc điều. Làm như vậy sẽ có 2 tác-dụng, một là miệng gà được sạch thêm, hai là viên trầu tươi trộn muối nầy là món thuốc ngừa độc đòn gió.
Tiếp đến là phải vạch cánh, vạch lông tìm các vết thương, xức thuốc, may vá lại (xức teinture d’iode, pénicilline, bột dagénan, bột riou hay dầu gió ‘Nhị Thiên Đường’ cũng được). Sau đó, phải nhốt riêng một nơi nào cao ráo và thanh-vắng và phải ‘cất nước’ trong vài ba hôm đầu, chỉ cho ăn cơm nóng, ướt hột hay tấm cám trộn đặc (nước thật ít). Chừng nào thấy gà lại sức, không bị ké, sẽ cho uống nước dần dần đến khi bình-phục hẳn.
Huấn luyện
Không phải con gà trống khi đã lớn lên là chủ đem đi đá ngay với gà lạ trong những độ ăn giải hoặc ăn cá. Nhưng trước đó cần phải biết chuẩn bị hành trang cho nó. Tức là chủ phải huấn luyện nó, mặc dù là miêu duệ giống gà nòi, để tập quen với vũ đài, được bạo dạn, bền bỉ và nhất là tạo cho nó tính hiếu chiến. Rồi đến những ngày gần đấu, phải biết nuôi thúc và ‘nhồi gà’ nữa.
Màn huấn luyện đầu tiên là ‘xổ gà’. Khi con gà lớn lên tới mức chọi được, chủ nhà lựa một đôi gà nhà đồng sức đem ra bịt cựa lại. Nghĩa là lấy vải, lấy bông gòn bọc kín cặp cựa của hai con gà, vô hiệu hoá những cặp cựa đó, dù con nầy có đá trúng con kia. Thả hai chú gà ra để cho chúng đá lẫn nhau. Cuộc đá thử nầy, người trong Nam nói là ‘xổ gà’ còn người ngoài Bắc bảo là ‘vần gà’.
Mỗi lần đá thử xong, chủ gà lại ‘vỗ hen’ cho gà, làm cho các nhớt dãi trong cổ họng gà tuôn hết cả ra. Chủ gà dùng một chiếc lông gà đã rửa sạch, luồn ngoáy vào trong cổ gà để kéo hết đờm dãi ra. Hết dãi nhớt, gà không còn khò khè khi lâm-trận. Rồi sau đó, chủ nhà ‘vô ngải nghệ’, làm cho tan những chỗ bầm tím.
Trong thời kỳ huấn luyện, gà chọi phải ‘xổ’ nhiều lần như thế để chủ gà biết được sở-trường của chúng, qua những lần đá thử. Có con xuất-sắc về ‘giàn nạp’, ‘đá đầu’; có con giỏi về ‘đá hầu’, ‘đá mé’; nhưng đặc-biệt cũng có những con đá ‘đòn buông’ (Bắc gọi là phóng tiễn) hay ‘đá vỉa tối’ (Bắc gọi là đá đòn luồn).
Gà đá đòn buông là loại gà khi đá địch, nó không cần mổ vào địch trước, như các loại gà khác, nhưng nó luôn vẫn đá trúng địch-thủ. Còn ‘đá vỉa tối’ là con gà tìm cách luồn đầu vào hai bên cánh địch, xuất kỳ bất ý mổ lên vai, lưng hoặc đầu đối thủ, rồi ra một đòn đá chí-tử. Đòn nầy thường nhằm vào hai bên phao câu, lưng và mắt địch.
Như vậy, trong việc nuôi gà chọi, vấn đề huấn luyện rất quan trọng. Không những để gà quen chiến-đấu mà người chủ cũng phải biết sở-trường, sở đoản của nó để liệu sức mà ‘cáp’ (tức ghép gà mình với gà địch) trong các trận đấu.
Nếu gà của mình có ngón ‘đá đầu’ ư? Chủ nhân sẽ lựa một đối-thủ thấp hơn gà mình để nó dễ đá. Nếu gà của mình có đòn ‘đá buông’ ư? Chủ-nhân sẽ tìm cho nó giao-phong với một con gà có ‘đòn luồn’. Con gà địch luồn đầu vào nách, ẩn đầu đi, như vậy chọi với nó, khó mổ được vào đầu nó để phóng đòn lên. Con gà có đòn buông không cần phải mổ vào đầu địch vẫn ra được những đòn mạnh-mẽ, trong khi địch cứ phải luồn mình, rồi mới xuất-kỳ bất-ý tấn-công được. Vì sở-trường con gà nầy có thể áp-đảo được sở đoản con gà kia.
Giai đoạn huấn luyện quan trọng nhất là những ngày con gà sắp ra đá độ. Gà cần được ‘nuôi thúc’ và chủ gà lại phải biết lo ‘nhồi gà’. Ngoài số lúa ăn thường ngày, chủ gà phải cho ăn thêm thịt bò tươi xắt vụn hoặc trứng gà sống. Trứng tươi khẻ một đầu nhỏ bằng mút đũa, đưa sát vào mỏ, là chú gà chọi nhà ta say sưa hút cách ngon lành!