Sách kinh kê có 102 phần 2 cho mọi người
Đang ky sv388 là vô cùng khó bởi vì sao, vì hiện nay có rất nhiều những nhà ngăn chặn những trang cá cược nhiều nhất nhất, bởi thế việc tham gia các trò cá cược nó đang trở nên rất khó khăn ở Việt Nam hôm nay mình chia sẻ với các bạn link để tham gia chơi không bao giờ bị chặn sv388.
Tham khảo thêm:
31. Gà hay cũng đặng tài xa phải đòn.
32. Ngón giữa giáp vảy nhập môn.
33. Tài hay móc họng như côn thọc hầu.
Có sách cho rằng nếu ngón Ngoại có vảy nứt ra hoặc có vảy nhỏ chen vào thì tốt. Nhưng cũng có sách cho đó là xấu.
Kê Kinh viết:
“Vảy may vảy rủi đâu là
Hư có vảy ngoại thiệt là chẳng may.”
Tất cả các sách đều ghi nhận nếu vảy ở hàng thành (còn gọi là ngoại) mà bị nứt ra thì là điềm chẳng may. Vảy của ngón Ngoại là do hàng Thành tiếp tục chạy xuống quá chậu mà thành. Như thế chúng ta có thể kết luận rằng dậm tại ngón Ngoại là xấu.
Một trong những tài liệu ghi nhận dặm Ngoại xấu đã ghi thêm rằng nếu dặm Ngoại cách ba vảy tính tử móng chân thì càng tồi, gà có số bị đui.
Nhưng nếu vảy nhỏ dặm vào ngón Chúa (ngón giữa) thì đó là điềm tốt. Ðoạn này có thể mô tả vảy Ẩn Ðầu Long. Ẩn Ðầu Long nằm sát móng trước vảy nhập môn và bị vảy nhập môn che khuất. Khi bẻ cong móng lên thì sẽ thấy nó lộ ra. Nếu vảy dặm nằm ở vị trí khác trên ngón Chúa thì nó có tên là Lạc Diệp. Gà có vảy Lạc Diệp và Ẩn Ðầu Long là gà dữ.
Công nhận gà có vẩy giắt tại ngón ngọ là gà hay, giống này quá dữ đòn và cực hung hăng có khi đá cả người vì ông bác tôi có con gà cú có vẩy này chuyên đánh người.
– Nếu có 1 vảy hàng Thành vô cớ bị nứt thì gọi là Khai Tiền – đây là điềm báo xui xẻo (gà đá xổ chơi thì hay nhưng đá độ có tiền thì xui ?? :oo: ); còn nếu có 1 vảy nứt ở hàng Quách – thì gọi là Bàng Khai – gà thường thường còn dùng được.
– nếu có 2 vảy liên tiếp ở hàng Thành bị nứt thì là Xuyên Thành – tốt (nếu 2 vảy liên tiếp hàng Quách nứt thì gọi là Tả Công – Tốt các trường hợp này nếu các vảy dưới cựa “nứt” thì tốt hơn.
– các sách điều ghi “Dặm ngoại bất tồn” – nếu có vảy nhỏ dặm chen vô hàng Ngoại đều xui xẻo, gà dễ bị mù điều này tôi chưa thấy thực tế, vì gặp trường hợp này chủ gà đều sợ không dám cho ra trường; trong thực tế tôi thấy nhiều con gà chẳng có cái vảy dặm nào 2 chân rất đẹp nhưng sáp trận cũng bị địch đá cho mù mắt)
Nhưng theo sách thì có tới hai quyển phân biệt Nguyệt Tà và Xuyên Ðao. Theo đó thì Nguyêt Tà chỉ đóng dưới cựa mà thôi.
Vẩy vấn tại cựa mà phía hàng thành thấp , hàng quách cao gọi là vày gi ?
Nguyệt tà hình trăng khuyết hoặc từa tựa như vậy, còn xuyên đao thì vẩy có hình nhọn chỉ vào cựa.
Cả hai đều cao ở hàng thành và thấp ở hàng quách đóng chéo xuống chứ không phải ngang , 2 vẩy này có tác dụng như nhau (gà có vẩy này chắc chắn 1 điều biết dùng cựa) nên người ta thường gọi thế nào cũng được, có người gọi xuyên đao, có người gọi nguyệt tà, ngoài này có người gọi trễ giáp.
Vẩy vấn tại cựa mà phía hàng thành thấp , hàng quách cao thì mình hỏi mấy ông bác chơi gà cũng chịu , họ bảo gà có vẩy quấn như vậy không phải kiểu, nhưng các ông ấy chỉ biết kinh nghiệm về gà đòn thôi gà cựa thì không biết theo như BEBI nói thì chắc là đúng cho cả gà cựa.
Mà có người bảo gà tre cũng là 1 giống của gà chọi , không biết có đúng không nhỉ?
Tôi nghĩ phép xem vảy là áp dụng chung cho tất cả lọai gà Chọi, tùy theo loại gà minh chơi là linh động ứng dụng.
Với gà cựa ta phải chú trọng các vảy cho biết gà “nhạy cựa”, “tránh cựa”… còn với gà đòn phải để ý thêm các vảy báo tài “về khuya”.
ví dụ vảy “Song Liên” mà anh Lang đã nói trên là một vảy rất quý với gà đòn; nhưng có thể không hay với gà cựa : vì gà “Song Liên” này tới cuối nước thứ 2 đi mới chịu xuất chiêu, trước đó thì đá rất thường; lỡ khi gặp địch thủ ác quá, thì nội trong hiệp đầu đã bị chém cho tơi tả (nhiều khi tiêu tùng luôn) rồi còn sức đâu nữa mà ra chiêu các hiệp sau ; nhưng cũng kiểu vảy này với gà đòn thì khác, các hiệp một hai nó đá như chơi những người không biết cứ đổ bạc về phía con gà kia. nhưng tới hiệp ba chẳng hạn gà mình chỉ cần “xuất chiêu” là tha hồ hốt bạc.
Phép xem vảy có thể đem ra áp dụng cho cả hai loại. Kinh sách dạy ta tùy cơ ứng biến. Tỷ như gà có vảy Lạc Ma Hàm Cốc vốn có tài đứng nước khuya thì áp dụng cho đá đòn hay hơn đá cựa.
Bài Kinh theo vần thơ lục bát được truyền tụng là do Tả Quân Lê Văn Duyệt viết và theo sử liệu thì quê quán tổ tiên của Tả Quân vốn ở Quảng Ngãi, từ đời nội tổ đã dời về Nam lập nghiệp. Qua đời thân sinh thì lại dời về Rạch Gầm, (thuộc tỉnh Mỹ Tho ngày nay.) Mỹ Tho, Sóc Trăng, và các tỉnh miền Tây thì nổi tiếng về gà cựa nên nhiều người đã cho rằng bài Kinh của Tả Quân là viết cho gà cựa.
34. Con nào sọ thắt liền nhau.
35. Biết rằng là nó cam đau chịu đòn.
36. Khắc đầu nó chịu đá lòn.
37. Lủi sau lòn trước là con thế gà.
38. Thế gà hẳn có tài ma.
39. Nhằm đâu cũng đặng miễn là phản công.
Ðoạn này mô tả sọ gà. Theo sách vở thì cái sọ gà khá quan trọng. Tỷ như sách xem tướng liệt những kẻ có bướu sau gáy thuộc vào thành phần phản loạn thì gà cũng có sách tướng riêng của nó. Thế nên, một người Sư Kê thượng thặng thì phải biết sọ gà của mình.
Khi một vị Sư Kê đưa tay bóp ngang sọ gà phía trên gò mắt thì thấy nơi đó bị khuyết và nhọn về phía trước theo xương sọ. Nếu nơi đó mà thắt lại, khuyết nhiều, thì đó là con gà thế.
Ở phía sau ót cũng vậy. Tất cả mọi sọ gà đều thắt lại và bằng phẳng trước khi nổi lên cao để nối với xương cổ. Nếu sọ mà dài ra sau quá thì không có nghĩa là gà xấu, nó chỉ không phải là con gà thế.
Gà thế thì có tài ngoai lên lòn xuống đủ mọi cách để hạ địch thủ, nó là con gà khôn.
40. Gà mà có quản mai hồng.
41. “Mai son” thời biết anh hùng là đây.
Theo Thầy Phan Kim Hồng Phúc thì gà có quản mai hồng là gà có đôi chân chia làm ba màu rõ rệt.
42. “Tam Vinh” vảy ấy gà hay.
Cũng theo thầy PKHP thì Tam Vinh là chân cẳng minh bạch. Ba hàng vảy Ðộ, Biên, Hậu phải đúng cách: Hàng Ðộ phải no đủ, Biên không bị đứt đoạn, Hậu phải xuống quá cựa.
43. Lộc điền cũng đặng gà cay gà kỳ.
Lộc Ðiền là hai vảy đâu đầu với nhau. Nếu hai vảy này được ngăn bởi đường đất nhỏ ở giữa không lấn qua Quách hoặc Thành thì nó có tên là Lộc Ðiền Tự. Vảy này xấu.
Nếu đường đất ngăn chia hai vảy này quay đầu vào Quách thì nó có tên là Lộc Ðiền Nội. Vảy này tốt nếu đóng ngang cựa. Nếu đóng ở những nơi khác thì cũng thuộc loại thường.
Ngược lại nếu đường đất quay đầu ra Thành thì nó có tên là Lộc Ðiền Ngoại. Vảy này xấu.
“Đâu Đầu Nhịn Miệng” : theo sách gà tôi có 2 vảy Thành- Quách nhỏ (nhỏ hơn phân nữa các vảy khác trên hàng) cụng đầu như Lộc Điền ở trên thì gọi là Đâu Đầu Nhịn Miệng – gà có vảy này xấu không xài được. Vảy quấn cán bị nứt giữa (nhìn giống như Lộc Điền):
– Vảy quấn nứt xuống 1 đường đóng ngay cựa thì gọi là Quấn Án Hòanh Khai – gà tốt, trong mỗi hiệp đấu có xuất 1 chiêu rất hiểm hóc.
– Vảy quấn nứt xuống 2 đường (chia vảy làm 3) thì gọi là Án Vân Đồng Giao – gà cũng tốt luôn.
thấy sách nói vậy tôi cũng không biết vì sao có các tên gọi như thế, đục thêm ngay cổ có bề hay hơn.
44. “Tiểu son” tấm đỏ “ác tinh”.
45. Nó là một thứ nên kinh phải nhường.
Chân gà thì có rất nhiều vảy nhỏ lấm tấm ở giữa các khe ngón. Nếu những vảy lấm tấm ở giữa ngón thới và hàng nôi có một vảy có màu đỏ như son thì gọi là Tiểu Son. Gà này đựơc liệt vào hạng ác tinh đâm chém rất dữ.
46. Vào tay cho biết đoạn trường.
“Vào tay” là thò tay ra giữa bụng gà và nâng nhẹ lên để biết đựơc xương lườn dài hay ngắn; dài thì tốt, ngắn thì xấu. Ở những trường gà mà cho phép Sư Kê của đôi bên “vào tay” thì ấy là lúc các Sư Kê khảo nghiệm khả năng chiến đấu của nhau. Một sư kê kinh nghiệm chỉ cần vào tay cả hai con gà cũng đoán biết được khá nhiều về kết quả của cuộc đấu.
47. Quản ngay mới đặng một đường như tên.
Quản, còn gọi là cán, là khoản chân từ đầu gối tới chậu.
Quản ngay thẳng thì tốt, quản xiên vẹo, khuyềnh ra thì xấu. Quản mà thắt ở khúc giữa thì qúy.
48. Ghim kia trường đoản một bên.
49. Nó là độc nhãn có tên rành rành.
Xương ghim nằm ở phía dưới hậu môn. Khi nhìn từ phía sau thì ta sẽ thấy hai đầu nhọn của ghim nhô ra. Nếu hai xương ghim này khít cỡ ngón tay thì tốt. Nếu xương ghim hở rộng ra quá thì gà này tung đòn thiếu chính xác.
Ngoài ra, nếu hai xương ghim không đều nhau, một bên dài một bên ngắn thì số kiếp con gà ra trường trước sau gì cũng bị đui mắt. Ðoạn kinh trên quả quyết như thế không sai trật.
50. Xét cho có ngọn có nghành.
51. Con nào gò nhật là anh can trường.
52. Gò cao mặt khuyết mà thương.
53. Thương chi gò lép nhãn to mà lồi.
Gò nhật ở đoạn này là gò mắt. Xương gò quanh mắt của gà mà có hình bán nhật thì gà ấy được xem là lì lợm.
“Gò cao mặt khuyết” là nói về gò má. Gà lỳ lợm dữ tợn thì xương gò má nổi cao, mặt mũi uy nghi như một võ tướng.
Kinh sách chê loại gà có gò má lép và đôi mắt to và lồi. Gà có mắt to và lồi thì dễ bị đá mù.
54. Thẳng lưng cánh hẹp đã rồi.
55. Lại thêm đuôi phụng cổ đôi mình đầy.
Cẩn thận đừng nhầm lẫn cánh hẹp và vai hẹp. Gà có vai rộng thì mạnh và tốt hơn vai hẹp. Tuy nhiên, gà có vai rộng mà cánh lại hẹp ôm sát thân mình thì tuyệt.
Một con gà bình thường mà có hai cánh xoạc rộng và phệ xuống thì không tốt.
Ðuôi phụng hay “Phụng Vỹ” là đuôi dài chấm đất. Gà có phụng vỹ thì có lắm tài.
Cổ đôi là gà có thêm miếng da sau ót từ gáy xuống tới lưng.
Lưng gà tốt thì phải xuôi với cần cổ và thẳng băng xuống đuôi.
Nếu lưng gà và lưng cánh bằng phẳng như mặt bàn, cao phần trên và hạ thấp xéo xuống mé đuôi thì tốt.
56. Bày ra lưng tốt như vầy.
57. Lưng tôm chẳng khéo lưng gầy tài nghiêng.
58. Ngắn lưng tài ấy bất thiêng.
59. Lại thêm ngắn mã ngắn biên thường tài.
Gà có lưng gù và lưng tôm đều xấu. Năm thì bảy kiếp thì có gà lưng gù có tật có tài còn bình thường thì không dùng được.
Gà có lưng ngắn thì kém tài.
Gà có lông mã ở hai bên hông dài thì tốt, ngắn thì xấu. Ngắn biên tức là hàng vảy biên ở chân gà không chạy dài từ gối quá chậu mà bị đứt đoạn. Loại gà đoản biên này không nên dùng.
60. Đuôi dài giữa thủ một hai.
Post a Comment