Header Ads

ĐĂNG KÝ SV388

Sách kinh kê 102 phần 1


Đang ky sv388 là vô cùng khó bởi vì sao, vì hiện nay có rất nhiều những nhà ngăn chặn những trang cá cược nhiều nhất nhất, bởi thế việc tham gia các trò cá cược nó đang trở nên rất khó khăn ở Việt Nam hôm nay mình chia sẻ với các bạn link để tham gia chơi không bao giờ bị chặn sv388.


1. Hậu biên yến quản đồng hành.
Hậu biên đồng hành tức là Hậu Biên Tiên Lộ. Hàng biên và hàng hậu cùng song song đi xuống, cuối cùng hàng hậu tấp vào hàng biên cùng đi xuống ngón ngoại. Đây là gà quý.
2. Giáp Long Chi Tự Điềm Lành Hữu Linh .
Vảy Giáp Long đóng ở ngón thới. Vảy có hình cánh bướm hoặc từa tựa vảy rồng nên được gọi là giáp long. Loại thần kê này chuyên dùng móng làm trảo để điểm vào mắt địch.
3. Âm minh thư đoản tài tình.
4. Âm minh hùng đoản thanh vang hổ gầm.
5. Hổ gầm khẩu chớ lặng câm.
6. Hoặc rung khẩu hạ biết ra vẹn toàn.
-Âm minh thư đoản là tiếng gáy thanh, rít mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Cũng là loại gà có tài.
-Âm minh hùng đoản là tiếng gáy mạnh mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Tiếng gáy có âm thanh như cọp rống. Khi gà gáy mạnh và tiếng gáy kết thúc ngắn gọn thì đó là gà dữ.
– Gà gáy phải há lớn miệng mới tốt. Ngậm miệng lặng câm không tốt.
– Khi gáy mỏ dưới không rung mới tốt. Rung thì cũng chưa vẹn toàn.
7. Vậy thời cho rõ đừng oan.
8. Kẻo mà hay phản “Đạo Kê” là thường.
9. Xem gà ta phải cho tường.
-Người xưa xem phép đá gà là Ðạo vì nó đòi hỏi sự thông suốt kê kinh. Ðoạn này xác quyết sự chính xác của kinh và quy sự thất bại vào người xem kinh chưa thông suốt.
10. Rõ ràng “hoa thới” một đường thẳng ngay.
11. Nội lên tiếp ứng nào hay.
12. Có mà “giáp độc” chận ngay là tài.
– “Hoa Thới” tức là Thới Hoa Ðăng. Vảy của ngón thới không ngưng lại ở chậu mà chạy thẳng lên tới cựa rõ ràng thắng tắp thì gọi là Hoa Thới.
– Vảy của ngón nội không ngưng ở chậu mà chạy thẳng lên tiếp ứng với Thới Hoa Ðăng tạo thành ngã ba và nhập một đi thẳng tới cựa.
– Cả hai hàng vảy này bị Ðộc giáp chặn lại tại cựa. Vảy độc giáp ở hàng Quách là một vảy lớn hả mồm ngậm chiếc vảy cuối cùng của Hoa Ðăng.
Lưu ý: vảy Ðộc giáp không phải là một liên giáp mà chỉ là một vảy lớn.
13. Chận rồi còn thể là hai.
14. Chấn trên giữ dưới thế hoài phải phân.
15. “Thần hổ đệ nhất” nên cân.
Đoạn này mô tả vảy “Đệ Nhất Thần Hổ Đao”.
– Vảy ĐNTHĐ là đại giáp nội đóng tại hàng Quách, tức là liên giáp bao gồm ba vảy.
– ĐNTHĐ hả miệng ngậm chiếc vảy cuối cùng của Thới Hoa Đăng đi lên vì thế vảy này đóng trên cựa 1 ly.
– ĐNTHĐ phải đóng cả hai chân.
Gà có vảy này được liệt vào hạng “Linh Kê”.

16. “Hổ Thần Đệ Nhị” cũng phân rõ ràng.
– Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm ở hàng Quách và cũng hả miệng ngậm ngọc giống như Đệ Nhất Thần Hổ Đao. Cả hai đều nằm trên cựa 1 ly nhưng Đệ Nhị Thần Hổ Đao không phải là một đại giáp mà chỉ là một liên giáp. Đại giáp do ba vảy tạo thành, liên giáp chỉ do hai vảy mà thôi.
– Hai chân đều có Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng, nếu không thì thất cách.
– Thới Hoa Đăng của vảy phải rõ ràng và thẳng tắp. (Đăng có nghĩa là đèn. Đèn đỏ rực thắp sáng thẳng hàng đẹp như hoa nở nên gọi là đèn hoa.) Có lẽ vì những vảy này nổi lên tròn trịa đẹp như đèn hoa nên có tên là Hoa Đăng.
– Gà có chân này có tài cản cựa địch khó đâm. Rất quý.
Thưa quý độc giả, Tàng Kinh Các của Nhất Phẩm Ðường lưu trữ nhiều Giáp Kinh của các danh gia. Một trong những Giáp Kinh này do danh sư Phan Kim Hồng Phúc biên soạn và trong đó có sự khác biệt của Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao.
Sau đây Mộng Lang xin trình bày những điểm quan trọng của ngài Hồng Phúc.
Theo như Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc thì Thần Hổ Ðao không phải là một liên giáp hay đại giáp mà chỉ là một giáp tại hàng Quách.
– Ðệ Nhất Thần Hổ Ðao thì đóng trên cựa một ly và cũng mở miệng ngậm ngọc.
– Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao cũng có hình dáng tương tự nhưng nằm cao hơn.
Gà có vảy này thì ra đòn xuất quỷ nhập thần. Khó có địch thủ nào sống sót để gáy.
*Thầy Phan Kim Hồng Phúc không cho biết vảy Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm cách cựa bao nhiêu nhưng phỏng theo hình vẽ của thầy thì Đệ Nhất Hổ Đao nằm cách cựa khoảng một vảy hoa đăng, Đệ Nhị Hổ Đao nằm cách cựa khoảng 2 vảy hoa đăng. Hình vẽ dưới đây là tài liệu riêng của Tàng Kinh Các nhưng phương vị của vảy thì giống nhau.
17. Quay sang “liên cước tam hoàn”.
18. Đôi chân phải có ngọc song mặt tiền.
– Ngọc song có thể là Song Cúc và cũng có thể là Lưỡng Ngọc Song Cước. Mộng Lang xin đưa ra cả hai để quý độc giả dễ bề nghiên cứu.
– Vảy Song Cúc đóng ở mặt tiền cả hai chân. Vị trí của vảy ở hai chân phải tương xứng nhau thì mới tốt. Nếu vảy này đóng ngay cựa thì đúng cách.
– Gà có vảy Song Cúc có biệt tài đá liên hoàn cước. Mỗi lần xuất chiêu là đá liên tục ba bốn đòn.
– Lưỡng Ngọc Song Cước .
Cả hai chân đều có vảy to phía trên cựa. Một chân có đại giáp ở hàng Thành. Một chân có đại giáp ở hàng Quách.
Gà có vảy này luôn luôn có biệt tài đá song cước cực kỳ lợi hại và được nổi danh là Lưỡng Cước Kê (Theo Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc) .
Gà có Lưỡng Ngọc Song Cước đá song cước nhưng gà này có đá “liên cước tam hoàn” hay không thì không thấy sư kê nhắc đến.
19. Rõ ràng nó đá đòn kiêng.
20. Lại thêm đòn thủ mé cần đòn ngang.
21. Thêm rằng bể hậu khai biên.
22. Là tiên giáng xuống cậu tên gà nòi.
Ðòn kiêng có lẽ là đòn quăng còn gọi là xạ. Ðòn quăng là đòn đá vào mặt và cần cổ địch thủ bất thình lình mà không mổ trước.
Bể Hậu Khai Biên là cậu của gà nòi.
Có sách chép: ” Bể Biên Khai Hậu” là cậu gà nòi. Bể hay khai thì cũng giống nhau. Ðường “Quách” và đường Hậu đều có một vảy nứt ra chia làm hai. Gà ấy là gà hay.
23. Trường thành địa giáp nên coi.
24. Những vảy ấy có gà hay thường thường.
Trường thành là vảy ở hàng Thành lấn sang hàng Quách. Khi ta nhìn ở mặt tiền thì thấy vảy hàng Thành có diện tích rộng theo chiều ngang.
Vảy Ðịa Giáp là một vảy nhỏ ở dưới lòng bàn chân. Phải lật lên mới thấy. Loại gà này được liệt vào “Linh Kê”.
25. Thới mang nhân tự một đường.
26. Dễ mà khinh nó sọ bêu phải tường.
Ngón thới có vảy nứt như chữ Nhân thì gọi là Nhân Tự Thới. Gà có vảy này chuyên nhả đòn độc và thượng hành đi trên. Nếu nhân tự mà đóng ở các vảy cuối sát móng thì gà có tài móc mắt.
27. Phải tường tứ ứng mà thương.
28. Đôi chân như một trường nương người mời.
Tứ Ứng Độ Sơn là 4 vảy độ đếm từ cựa trở lên nằm trên gò cao cách biệt với các vảy độ kế tiếp khuyết hẳn xuống. Nếu được 3 vảy nổi cồm lên thì gọi là “Độ Tam Ứng” và kém hơn gà tứ ứng, ngũ ứng, lục ứng v.v.
Gà có Tứ Ứng Độ Sơn cả hai chân là gà quý.
Gọi là Độ Sơn vì hình thể cao hẳn lên như 4 ngọn núi.
Lưu ý: Bốn vảy này phải to lớn gần bằng nhau.
29. Song liên là vảy của trời.
30. Phải xem cho nhớ đời đời nước hai.

Song Liên là liên giáp nội do hai vảy dính liền tạo thành và đóng tại hàng Quách.
Theo tài liệu trong Tàng Kinh Các thì có hai loại song liên tự.
Loại thứ nhất
– Song Liên đóng ngay cựa nhưng không cần phải ngậm ngọc, và cũng không cần phải có đường thới hoa đăng.
Loại thứ hai
– Song Liên phải ngậm ngọc và đóng ngay cựa. Đường thới hoa đăng phải tốt. Viên ngọc bị ngậm không nhất thiết là ngọc cuối cùng. Gà có Song Liên Tự theo cách này ăn đứt các vảy Nhật Thần, Hổ Khẩu, và Hàm Long.
Lưu ý: Đừng lộn Song Liên Tự với Đệ Nhị Thần Hổ Đao. Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng trên cựa. Song Liên Tự đóng tại cựa.

Theo các sư kê thì gà có Song Liên thì có đòn độc từ cuối nước thứ hai đổ đi.