Những bài thuốc nên sử dụng nếu muốn da gà săn chắc
Bất cứ ai đam mê gà chọi cũng luôn mong muốn gà của mình có lớp da dày, đỏ rực và trông máu lửa hơn. Không những thế những chú gà chọi có lớp da dày sẽ rất khỏe mạnh, có sức bền bỉ hơn sau chọi hoặc lớp da bị tổn thương nhẹ hơn so với gà chọi bình thường. Chính vì vậy các tay chơi gà rất quan tâm các cách làm cho da gà chọi dày. Sau đây là một số phương pháp hữu ích giúp cho da gà chọi dày mà các bạn có thể áp dụng chăm sóc cho gà.
Phương pháp dân gian
Trong dân gian, những người đam mê gà chọi thường truyền tai nhau những bài thuốc rất công hiệu trong cách giúp cho da gà dày, cứng, chịu sát thương tốt và khó bị cựa của gà khác đâm thủng. Dưới đây là bài thuốc nam khá phổ biến gồm có : vỏ măng cụt (200g), vỏ cây bần (200g), gừng (100g), nghệ (100g), củ riềng (100g). Cho tất cả những nguyên liệu trên vào bình ngâm ngập rượu, để 1 tháng sau mới dùng để tẩm da gà. Sau khi tẩm xong loại rượu này, lại tẩm tiếp bằng phèn chua. Lưu ý mỗi ngày tẩm một lần, tẩm liên tiếp từ 2 đến 3 tháng thì da gà dày, dai và săn chắc .
Phương pháp đặc biệt
Phương pháp này đơn giản hơn mà hiệu quả mang lại khá cao. Đó là lấy nồi đất, đựng ít nước tiểu pha với rượu thuốc, sau đó đem đun sôi, rồi lấy vải bọc ngải cứu và nghệ dằm nát, chấm nước tiểu thuốc, bóp sơ cho nước ấy ra bớt, rồi dùng túi ấy ép trên thương tích ở mình gà. Cách này sẽ làm cho gà mau lành những vết thương khi đá sau và vết thương hiện có, không những thế nó còn giúp da xương thêm cứng chắc.
Om Gà
Om gà là phương pháp đơn giản, mang lại hiệu quả không kém và phổ biến mà các sư kê rất hay sử dụng. Các sư kê thường xuyên om gà đều đặn vào mỗi buổi sáng. Nước om được nấu từ chè xanh và ngải cứu pha thêm chút nghệ. Bởi vì nghệ rất dễ tìm và có đặc tính làm cho da săn dày và teo mỡ nên phương pháp này có kết quả nhanh lại dễ làm. Một chú ý nhỏ là gà non thì cho ít nghệ, gà già thì tăng nghệ lên. Lưu ý nếu dùng nhiều nghệ quá sẽ làm cho gà bị khô cứng mất linh hoạt.
Cho ăn đúng cách
Nuôi gà chọi phải tỉ mỉ hơn so với nuôi gà thịt, nhất là khâu cho ăn để sao cho gà không có mỡ. Phải cho gà ăn theo cách riêng và có chừng mực. Mỗi ngày chỉ cho ăn 2 lần, đúng giờ giấc với một lượng thóc không thay đổi. Việc cho ăn này áp dụng từ tháng thứ 3 trở đi và gà cũng đã được nhốt riêng, có thể nuôi để đem đá chọi. Bằng cách cho ăn có liều lượng nhưng không quá ít mà sư kê mới phát triển thể lực được. Nếu không cho ăn đúng cách thì một là gà mất sức, không phát triển bình thường, hoặc là gà sẽ thừa mỡ.
Hơn nữa thóc cho gà ăn phải là loại thóc tốt, chắc hạt, được đãi trong nước sạch, đem phơi khô sau đó mới cho gà ăn.Với cách cho ăn nghiêm ngặt như vậy nên việc nuôi gà chọi rất công phu, tỉ mỉ và gà chọi sau thời gian được chăm sóc, cho ăn, cộng với khâu tẩm ướp thuốc thì da thịt gà chọi săn chắc, dai, cựa thường khó mà đâm thủng.
Trên đây là những cách làm cho da gà chọi dày được nhiều chủ gà hay áp dụng nhằm mục đích chung là rèn cho gà có một thể lực tốt, bền bỉ, bộ lông mượt và dẻo, các đòn đánh chính xác, khả năng chịu đòn và khả năng chiến thắng cao.
Trên đây là những cách làm cho da gà chọi dày được nhiều chủ gà hay áp dụng nhằm mục đích chung là rèn cho gà có một thể lực tốt, bền bỉ, bộ lông mượt và dẻo, các đòn đánh chính xác, khả năng chịu đòn và khả năng chiến thắng cao.
Post a Comment