Header Ads

ĐĂNG KÝ SV388

Kĩ thuật nuôi gà tre đá bền bỉ mà không phải ai cũng biết

Để được chọn lựa đi thi đấu tại các đấu trường lớn thì các gà tre chiến phải đảm bảo được cả về tinh thần, thể lực và bản lĩnh của mình. Để thực hiện điều đó thì các sư kê phải có cho mình những kỹ thuật nuôi gà tre đá theo đúng quy trình và theo một lối huấn luyện riêng. Điều này sẽ có tác động rất lớn tới kỹ năng trình diễn các màn võ hay nhất, hiểm nhất và độc đáo nhất khi thi đấu trên đấu trường. Dưới đây sẽ là một số kỹ thuật nuôi và chăm sóc mới được hé lộ bởi một sư kê nổi tiếng xứ nam.
ki-thuat-nuoi-ga-tre-da-ben-bi
Kỹ thuật nuôi gà tre đá theo một cách chuyên nghiệp
Khác với nuôi gà tre thông thường thì gà tre phục vụ cho các giải đấu phải được chăm sóc tuân thủ theo đúng các chế độ về chất dinh dưỡng và mức độ rèn luyện hằng ngày.
Tất cả nhằm một mục đích để đúc nên một chú gà tre đá thực thụ hội tụ đầy đủ các ưu điểm: bản lĩnh lỳ lợm, khỏe mạnh, dẻo dai, sức bền tốt đòn đá nhanh, mạnh, hiểm, chính xác, độc đáo…. Trong kỹ thuật nuôi gà tre đá mà sư kê xứ nam muốn chia sẻ với bạn sẽ bao gồm 2 khía cạnh lớn:
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ sẽ giúp cho gà tre nhanh lớn, khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Trong phần dinh dưỡng, các sư kê cũng phải đảm bảo được rằng mức độ phải phù hợp với 4 giai đoạn sau đây:
– Gà tre mới nở: cần được cho uống nước sạch trước khi cho ăn. Sử dụng các loại cám hỗn hợp dành cho gà con để gà nhanh lớn. Lưu ý: nên cho ăn vừa phải để tránh gà bị khó tiêu
– Gà từ 1-5 tháng tuổi: Kỹ thuật nuôi gà tre đá sẽ bắt đầu từ lứa tuổi này. Tong giai đoạn từ 1-5 tháng, gà cần được bổ sung các chất dinh dưỡng và chất xơ. Do vậy, thực đơn hàng ngày là cám trong giai đoạn đầu, tiếp đó là thóc được đãi sạch, phơi khô. Các loại rau xanh: xà lách, rau muống, cà chua, các loại thịt: lươn, sâu super, thịt bò và một số loại vitamin cũng được bổ sung vào trong bữa ăn hàng ngày theo đúng một tỷ lệ thích hợp.
– Gà từ 5-8 tháng: bắt đầu giai đoạn gà trưởng thành. Đối với kỹ thuật nuôi gà tre đá thì gà không cần quá to nhưng phải đảm bảo được thân hình khỏe khoắn, chắc nịnh. Do vậy, thời gian này lượng protein sẽ giảm đi so với giai đoạn trước. Lượng rau xanh và vitamin sẽ được tăng lên để tránh tình trạng gà bị béo do ăn quá nhiều thịt. Tuyệt đối không cho đạp mái ở giai đoạn này để đảm bảo được sức lực khi thi đấu.
– Gà sau 8 tháng: Vẫn duy trì chế độ dinh dưỡng như giai đoạn trước. Quan sát thể trạng gà thường xuyên để tránh bị bệnh dịch làm hại. Nếu có tham gia thi đấu thì cần bổ sung vitamin hoặc các loại thuốc tăng cường sức lực để đảm bảo giai đoạn phục hồi là tốt nhất.