Header Ads

ĐĂNG KÝ SV388

Cách nhận biết và chăm sóc gà chọi đang thay lông

Thay lông ở gà chọi là một chu kỳ tự nhiên, diễn ra nhiều lần trong đời. Việc thay lông nhằm loại bỏ các lông già xơ xác bằng một bộ lông óng ánh tuyệt đẹp. Tuy nhiên, khi gà thay lông thường lên cân, yếu và bở gà. Do đó, nếu không biết cách chăm sóc đúng đắn sẽ làm “hỏng” con gà chọi.
cach-nhan-biet-ga-choi-dang-thay-long
Dấu hiệu nhận biết gà chọi đang thay lông:
Để có thể nhận biết được dấu hiệu gà chọi thay lông đối với một người bình thường khá là khó. Đôi khi thường nhầm lẫn nó với việc gà bị bệnh.
Thay lông ở gà chọi phụ thuộc vào sức khỏe, tình trạng chăm sóc, quá trình điều chỉnh thức ăn, nước uống, ánh sáng của mỗi con gà.  Việc thay lông ở gà chọi thường diễn ra một cách tuần tự, từ phần đầu sau lan xuống cổ, lưng, ức, cánh và cuối cùng là đuôi. Gà chọi thường thay lông vào khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm, nằm khoảng vào cuối hạ và đầu thu.
cách chăm sóc gà chọi đang thay lông đúng cách
Gà chọi thay lông là khoảng thời gian cần chăm sóc đặc biệt nhất. Để đảm bảo sức khỏe cho gà cũng như gà thay lông nhanh, mọc lông đẹp và săn chắc hơn thì bạn cần thực hiện theo từng giai đoạn sau
1, lúc gà chọi bắt đầu thay lông.
Khi nhận thấy dấu hiệu gà chuẩn bị thay lông thì bạn nên cho gà nghỉ ngơi. Không tham gia các kỳ vần hơi, vấn đòn tốn quá nhiều năng lượng. Thay vào đó, hằng ngày vào buổi trưa sẽ tắm cho gà, tắm xong lấy khăn mềm lau cho gà ráo nước. gà đang thay lông nên cho ăn nhiều rau xanh, Thay đổi chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn cho gà. Tăng cường rau xanh,, chủ yếu là giá đỗ, giảm 1/3 lượng thóc lúa hằng ngày. Cách 3 ngày bổ sung mồi và lạc cho đến khi gà ra lông mới.
Bên cạnh đó, bạn hãy rút 3 cái lông đầu cánh ở hai bên và 2 lông đuôi chúa. Việc rút lông như vậy nhằm kích thích sự rụng lông của gà chọi.
2: gà chọi bắt đầu ra lông mới
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng để quyết định gà chọi có bộ lông đẹp hay xấu. Vì vậy, khâu chăm sóc này bạn cần chú tâm hơn. Giảm khẩu phần ăn còn 2/3 so với những con gà chiến bình thường. Bổ sung thêm rau xanh, lạc vào khẩu phần ăn của gà. Cứ cách hai ngày thì cho uống một viên dầu cá để bổ sung thêm đạm. Một tuần thì cho gà ăn một quả trứng cút và một miếng thịt nạc nhỏ.
3, chăm sóc khi gà chọi khô lông
Gà bước vào giai đoạn khô lông thường tăng cân rất nhanh. Để hạn chế việc lên cân không kiểm soát và tránh gà bị bở thì bạn cần phải thực hiện các bước sau. Loại bỏ thịt lợn nạc ra khỏi khẩu phần ăn của gà. Còn các khẩu phần khác thì giữ nguyên như trước.
Nên tắm cho gà 1 lần 1 tuần để kích thích gà ra lông và giúp lông thắng hơn. Đặc biệt nên tắm khi trời có nắng, tắm xong dùng khăn mềm lau cho gà. Vì lúc này gà rất dễ bị nhiễm lạnh, mất gân và bị một số bệnh về đường hô hấp.
Chờ sau khi gà hoàn thành thay lông xong thì tỉa bớt lông ở các vị trí đầu, cổ để gà giải nhiệt khi thời tiết quá nóng. Lúc thời tiết nắng ráo thì tiến hành vần gà, chạy lồng, chạy bộ để tăng cường thể lực.
lưu ý trong khi chăm sóc gà chọi thay lông
Ngoài những cách làm đã được đề cập ở trên thì bạn cần phải chú ý một số lưu ý sau:
Không tiến hành nhổ hết lông cánh của gà chọi. Nếu không, khi thay lông, lông gà không được thẳng và dễ dàng thay lại.
Khi thay lông, tuyệt đối không cho gà đúc mái quá nhiều. Nếu không sẽ làm hỏng gân gà, dễ bị xuống gối.
Khi gà đang ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tuyệt đối không cho gà chạy lồng.
Khi nuôi gà thay lông thì bạn nên tăng cường vitamin cho gà bằng cách cho ăn hoa quả.
Muốn giảm cân cho gà thì tốt nhất là giảm khẩu phần ăn. Ngoài ra, bạn có thể nhét một mẩu nghệ nướng hoặc một ít ngải cứu thì trong 3-4 ngày gà sẽ giảm được lượng mỡ đáng kể.
gà sau khi thay lông
Chăm sóc kỹ càng để gà có bộ lông mượt
Trên đây là một số bí quyết chăm sóc gà chọi đang thay lông được rất nhiều người thực hiện. Hy vọng, với bài viết này, chúng tôi đã phần nào giúp các bạn giải quyết vấn đề băn khoăn của mình.